Hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống lọc nước tổng gia đình

Hệ thống máy lọc nước tổng sinh hoạt gia đình là một giải pháp để cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Đây là một hệ thống kết hợp các thiết bị để loại bỏ các tạp chất và ô nhiễm có thể có trong nguồn nước như cặn bẩn, kim loại nặng, hợp chất hữu cơ và vi khuẩn

Hệ thống máy lọc nước tổng sinh hoạt gia đình giúp loại bỏ các tạp chất và ô nhiễm có trong nguồn nước, cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt hàng ngày trong gia đình. Điều này đảm bảo an toàn và chất lượng nước uống, nước nấu ăn và các hoạt động sinh hoạt khác

sơ đồ hệ thống lọc nước đầu nguồn cho gia đình
Sơ đồ hệ thống lọc nước đầu nguồn cho gia đình

Ưu điểm của hệ thống lọc nước tổng cho gia đình

Vận hành thông minh: Chế độ vận hành tự động hoàn toàn tùy theo mức sử dụng nước trong gia đình bạn

Chế độ hoạt động hiệu quả, tiết kiệm: Với bộ cảm ứng máy sẽ chỉ hoàn nguyên khi cần thiết nên tiết kiệm thời gian, năng lượng và tiền bạc.

Tự động điều chỉnh tức thời: Bộ cảm ứng có thể chuyển tín hiệu cho máy để điều chỉnh mức độ xử lý ngay khi có sự thay đổi về chất lượng  nước.

Bộ nhớ vĩnh viễn: Chế độ vận hành của máy được lưu trong bộ nhớ đệm, sẽ không bị mất ngay cả khi mất điện trong thời gian dài.

Nguyên vật liệu sản xuất cao cấp nhất: Các nguyên vật liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm đều được lựa chọn với chất lượng cao cấp nhất, chống ăn mòn, chống trầy xước và an toàn cho người dùng

 

Cách lắp lọc nước tổng

Cấu tạo của hệ thống lọc nước tổng

Cấu tạo của hệ thống lọc nước tổng sinh hoạt gia đình bao gồm các thiết bị sau:

Máy bơm nước cấp: Được sử dụng để đưa nước từ nguồn vào hệ thống lọc nước tổng. Máy bơm tạo áp lực mạnh để đẩy nước qua các lớp vật liệu lọc.

Thiết bị lọc đa tầng: Bao gồm các cột lọc chứa các vật liệu như sỏi, cát và hạt mangan. Các vật liệu này có khả năng loại bỏ cặn bẩn, chất rắn lơ lửng và các kim loại nặng có trong nước

Cột lọc than hoạt tính: Bao gồm lớp sỏi, cát và than hoạt tính. Cột này có nhiệm vụ loại bỏ các chất hữu cơ, Clo và thuốc trừ sâu, giúp nước trở nên trong sạch hơn

Thiết bị làm mềm nước: Được sử dụng để loại bỏ các ion gây cứng như Ca2+ và Mg2+ trong nước. Cột làm mềm chứa các hạt cation có khả năng trao đổi ion cứng, chuyển nước cứng thành nước mềm

Thiết bị lọc tinh: Bao gồm một cốc lọc chứa lõi lọc tinh PP. Lõi này giữ lại các cặn bẩn có kích thước lớn hơn kích thước tiêu chuẩn của lõi, giúp nước đạt tiêu chuẩn sinh hoạt.

Báo giá hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình

Xem thêm: Báo giá hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình

Thiết bị lọc nước đầu nguồn gia đình nào tốt?

https://mycogroup.com.vn/xu-ly-nuoc/he-thong-loc-nuoc-dau-nguon-gia-dinh/

Sơ đồ lắp đặt hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình

Nước sinh hoạt gia đình gồm nước máy hoặc nước giếng khoan có nguồn gốc chủ yếu từ sông, hồ, mạch nước ngầm. Tuy nhiên, đây là nước chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý nào. Vì vậy, nguồn nước này chứa rất nhiều kim loại nặng và tạp chất có thế gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người dùng, nhất là trẻ em và người cao tuổi.

Chính vì vậy, cách lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.

Có 2 phương pháp chính để lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan

  • Phương pháp 1
Sơ đồ lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan 2 bồn chứa
Sơ đồ lắp đặt hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình 2 bồn chứa

Sơ đồ lắp đặt hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình 2 bồn chứa

Ở cách lắp này, Hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình bao gồm:

  • Bồn chứa nước chưa xử lý (bồn cao)
  • Máy bơm
  • Cột lọc
  • Phao cơ
  • Bồn chứa nước đã được tinh lọc (bồn thấp)
  • Giàn máy nước nóng năng lượng mặt trời (nếu có)

Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn nhất do cách lắp đặt này tối ưu trong việc xử lý nước nhiễm kim loại nặng, bụi bẩn virus, vi trùng ký sinh và các vấn đề về nước khác.

Với kiểu lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan này, nước đầu nguồn sẽ được chảy từ từ qua các lõi lọc thô, lõi lọc tinh và qua máy làm mềm nước. Từ đó tác dụng lọc nước trở nên hiệu quả hơn.

 

Sơ đồ lắp đặt máy lọc nước giếng khoan 1 bồn chứa

Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước sinh hoạt gia đình

Phương pháp lắp đặt hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình ảnh hưởng tới nguyên lý hoạt động của loại máy này. Mỗi cách lắp lại có ưu và nhược điểm riêng và tối ưu cho những nhu cầu của từng khách hàng.

Đối với sơ đồ 1

Cách lọc này cho hiệu quả tốt nhất khi nước được bơm lên bồn chứa nước thô rồi mới chảy vào hệ thống các lõi lọc. Việc này khiến lượng nước đầu nguồn chảy dần dần qua các lõi lọc, từ đó khiến việc lọc nước hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cách lắp đặt này khá tốn diện tích và chi phí do phải sử dụng 2 bồn chứa nước. Cùng với đó, người dùng cần đảm bảo giá đỡ sắt của bình chứa cần được gia cố cẩn thận và chắc chắn.

Đối với sơ đồ 2

Về nguyên lý cơ bản, cách lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan này cũng khá giống với phương pháp trên. Tuy nhiên, nước giếng khi bơm lên sẽ không qua bồn cao mà được bơm trực tiếp vào hệ thống lọc và cuối cùng kết thúc ở bồn chứa nước sạch.

Tuy phương pháp này này không được tối ưu về chức năng như cách lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan trên. Tuy nhiên, cách này có thể tối ưu hóa diện tích và giảm chi phí hơn khi khách hàng chỉ cần mua một bồn chứa và tiết kiệm chi phí cho chân đỡ bồn.

Khách hàng cần lưu ý khi chọn sử dụng cách lắp này đó là do lượng nước được bơm trực tiếp từ giếng đầu nguồn lên hệ thống lọc, vì vậy, các cột lọc cần có khả năng chịu được áp lực nước tốt.

Lắp đặt hệ thống lọc nước là gì?

Lắp đặt hệ thống lọc nước là một quy trình quan trọng để đảm bảo nguồn nước sạch cho sinh hoạt gia đình. Dưới đây là một quy trình tổng quan để lắp đặt hệ thống lọc nước:

Xác định nhu cầu: Đầu tiên, bạn cần xác định nhu cầu sử dụng nước của gia đình để chọn loại hệ thống lọc phù hợp. Có thể bạn cần lọc nước cho việc uống, nấu ăn, tắm rửa, giặt giũ, hay các mục đích khác.

Kiểm tra nguồn nước: Tiếp theo, hãy kiểm tra chất lượng nguồn nước hiện tại của bạn. Bạn có thể sử dụng các bộ kiểm tra nước hoặc yêu cầu dịch vụ kiểm tra nước từ các công ty chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn xác định các tạp chất, vi khuẩn, hoá chất có trong nước và chọn loại hệ thống lọc phù hợp.

Chọn loại hệ thống lọc: Dựa trên nhu cầu và chất lượng nước, bạn có thể chọn loại hệ thống lọc phù hợp như lọc RO, lọc than hoạt tính, lọc UV, lọc ion, hay các loại khác. Hãy tìm hiểu kỹ về từng loại hệ thống lọc để chọn được loại phù hợp với gia đình bạn.

Xác định vị trí lắp đặt: Sau khi chọn loại hệ thống lọc, bạn cần xác định vị trí lắp đặt. Thông thường, hệ thống lọc nước sẽ được lắp đặt gần nguồn nước đầu vào, nhưng cũng cần đảm bảo dễ dàng tiếp cận và bảo trì. Bạn cần chọn một nơi sạch sẽ, khô thoáng và ít chịu va đập để tăng độ bền cho hệ thống lọc nước.

Lắp đặt hệ thống: Tiến hành lắp đặt hệ thống lọc nước theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc tìm sự trợ giúp từ các chuyên gia lắp đặt. Hãy đảm bảo rằng các bộ phận được kết nối chính xác và an toàn.

Kiểm tra và vận hành: Sau khi lắp đặt xong, hãy kiểm tra kỹ hệ thống để đảm bảo không có rò rỉ và hoạt động đúng cách. Hãy tuân thủ các hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng từ nhà sản xuất để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống lọc nước.

Bảo trì định kỳ: Để đảm bảo hiệu suất lọc nước, hãy thực hiện bảo trì định kỳ cho hệ thống lọc nước. Điều này bao gồm thay thế các bộ lọc, làm sạch các bộ phận và kiểm tra lại hiệu suất hoạt động.

Lưu ý: Quy trình lắp đặt hệ thống lọc nước có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hệ thống và điều kiện cụ thểLắp đặt hệ thống lọc nước là một quy trình quan trọng để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho gia đình.

Hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống lọc nước tổng

Lựa chọn vị trí lắp đặt hợp lý: Việc lựa chọn vị trí lắp đặt ảnh hưởng rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của hệ thống. Nên lựa chọn một vị trí ở tầng hầm hoặc tầng 1, tránh các nơi ẩm ướt, có nhiệt độ cao. Khoảng cách giữa các thành phần của bộ lọc cần đảm bảo tối thiểu 1m.

Kiểm tra kích thước và vị trí của ống nước: Đảm bảo kích thước ống nước phù hợp với lưu lượng nước cần lọc. Nếu ống nước quá nhỏ sẽ làm giảm lưu lượng, ảnh hưởng đến hiệu quả lọc nước. Đồng thời, cần chú ý vị trí của ống nước để lắp đặt bộ lọc dễ dàng.

Lắp đặt các bộ phận bộ lọc: Lắp đặt từng bộ phận lần lượt từ cột chính tới cột có độ lọc thấp hơn. Đảm bảo rằng mọi ốc vít, van, chốt… đều được lắp chắc chắn. Chú ý mở van để thông nước trước khi bật máy lọc.

Vận hành và bảo trì: Sau khi lắp đặt xong hệ thống, hãy mở nguồn nước chính để vận hành. Theo dõi chất lượng nước đầu ra để đảm bảo hiệu quả lọc. Định kỳ 6-12 tháng một lần tiến hành bảo trì, vệ sinh các bộ lọc để duy trì hoạt động tốt của hệ thống.

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn các bạn cách lựa chọn vị trí lắp đặt hợp lý, lắp đặt từng bộ phận và vận hành, bảo trì hệ thống lọc nước tổng. Hy vọng các thông tin trên sẽ hữu ích với bạn.

Cách lắp bộ lọc nước thô

Lắp trực tiếp vào đường nước sử dụng

Cách lắp này thường được áp dụng cho bộ lọc nước công suất lọc thấp và theo dạng ly lọc chứa lõi lọc. Bởi cách này hoàn toàn dựa vào áp lực nước tự nhiên, khả năng lọc của các lõi lọc ổn định không cần thiết bị lưu trữ cho quá trình sử dụng. Đối với cách lắp bộ lọc nước này sẽ cần lưu ý ở áp lực nước trước và sau khi qua bộ lọc, số lượng cấp lọc cũng như đường ống thi công qua bộ lọc để tránh các hiện tượng sau:

  • Áp lực quá lớn gây ra hiện tượng bung ống, rỉ nước bộ lọc
  • Áp lực qua bộ lọc nhiều cấp yếu không đủ nước sử dụng
  • Lõi lọc dơ chưa thay thế kịp thời gây ảnh hưởng khả năng lọc và luân chuyển nước trong hệ thống.

Cách lắp bộ lọc nước thô sử dụng bơm trợ áp và bồn chứa nước

Tùy trường hợp vị trí lắp đặt sẽ có các bố trí lắp như sau:

  • Nguồn nước → bơm trợ áp → hệ lọc nước → bồn chứa nước sử dụng
  • Nguồn nước → hệ lọc nước → bồn chứa nước sử dụng
  • Nguồn nước →  bồn chứa nước → hệ lọc nước → bồn chứa nước
  • Nguồn nước → bồn chứa nước → bơm trợ áp → hệ lọc nước → bồn chứa nước

Tùy vào vị trí đặt tại tầng trệt hay sân thượng và số lượng tầng lầu, bơm đẩy nước cũng như công suất sử dụng mà lựa chọn phương án đặt hệ lọc và cách bố trí sao cho phù hợp.

Công tác chuẩn bị trước khi lắp đặt bộ lọc nước thô

Để cách lắp bộ lọc nước thô hoàn thiện chỉn chu, chúng ta cần kiểm tra lại các thông tin trước khi lắp đặt như sau:

  • Nguồn nước gia đình sử dụng là nước thủy cục (nước máy), nước giếng hay nước sông, nước mưa,…
  • Thiết bị bơm trợ áp đang dùng là bao nhiêu ngựa (HP) và đẩy lên số lượng tầng lầu bao xa
  • Công suất ước tính sử dụng và mục đích sử dụng cho gia đình hay sản xuất,…
  • Bồn chứa đang dùng là bồn đứng hay nằm và đang được dẫn đường nước theo mô hình ra sao
  • Đường ống dẫn nước là ống phuy bao nhiêu và loại ống nào
  • Có kết hợp với các bộ năng lượng mặt trời hay không để cân đối áp lực phù hợp

Dựa vào các yếu tố trên sẽ giúp chúng ta chọn được bộ lọc nước phù hợp để có khả năng lọc nước hiệu quả, tiết kiệm và tối ưu chi phí.

cách lắp bộ lọc nước thô
Cách lắp bộ lọc nước thô
Để quá trình lắp đặt bộ lọc đầu nguồn diễn ra suôn sẻ, cần thực hiện công tác chuẩn bị kỹ càng.

Các lưu ý trong quá trình lắp đặt bộ lọc

Khi lắp đặt hệ lọc nước thô đầu nguồn chúng ta cần chuẩn bị bộ lọc nước cẩn thận như sau:

  1. Chuẩn bị vật tư đấu nối: Có thể báo với đơn vị cung cấp bộ lọc và gửi hình ảnh video trước để đội ngũ kỹ thuật bên đơn vị cung cấp bóc tách vật tư phù hợp, tránh cho việc đi lại quá nhiều và phát sinh chi phí không cần thiết.
  2. Các vật liệu lọc sử dụng cho hệ thống lọc:
  • Đối với các bộ lọc sử dụng lõi lọc: Cần lưu ý xem các lõi lọc đã được tháo seal hay đã để đúng chiều đường nước chưa để tránh hiện tượng không lọc được. Ngoài ra, sau khi kiểm tra cần siết chặt kỹ bộ lọc để tránh hiện tượng rỉ nước tại các khớp nối của thiết bị.
  • Đối với các bộ lọc sử dụng vật liệu lọc nước: Cần trao đổi với nhà cung cấp thiết bị xem đã đổ sẵn vật liệu chưa hay đổ theo thứ tự, số lượng cụ thể ra sao để tối ưu về mặt chi phí và thời gian lắp đặt.

Các khuyến cáo trong khi lắp đặt bộ lọc thô đầu nguồn

MYCOgroup khuyến cáo khách hàng nên chọn phương án tự độ vật liệu tại vị trí lắp đặt, nhằm di chuyển các linh phụ kiện thiết bị tập kết tại vị trí lắp đặt được thuận tiện hơn. Ngoài ra, cũng giúp khách hàng biết rõ các loại vật liệu có trong bộ lọc và thứ tự đổ thuận tiện cho việc chêm thêm.

  • Van lọc nước, chiều đường nước: Cần lưu ý khi lắp đặt. Trên các bộ lọc đều có chiều in – out dẫn nước và các ti lọc nước. Vì vậy khi mua bộ lọc nước về cần hỏi rõ với đơn vị cung cấp cách lắp bộ lọc nước thô đúng chiều và thứ tự nhất
  • Xả rửa lõi lọc, vật liệu lọc. Sau khi lắp đặt hoàn thiện cần cấp nước vào hệ lọc để xả rửa vào đường thoát đã đấu nối tránh cho việc đưa thẳng nước vào đường nước sử dụng vì đa phần các vật liệu lọc nước đều có màu sắc, bụi mịn bám mới cần xả rửa để vật liệu được kích hoạt và loại bỏ các bụi mịn ra khỏi trước khi sử dụng

Tùy thuộc vào số lượng vật liệu, số lớp vật liệu, thành phần cấu tạo cũng như áp lực nước mà thời gian xả rửa có thể dài ngắn khác nhau. Khách cần lưu ý xả rửa cho đến khi nước trong mới cấp vào bồn hoặc thiết bị sử dụng.

Sau lắp đặt cần làm gì để bộ lọc sử dụng ổn định và bền bỉ

Như đã trình bày ở các điểm cần lưu ý trong cách lắp bộ lọc thô đầu nguồn, để bộ lọc sử dụng ổn định và bền bỉ, ngoài việc xả rửa và lắp đặt theo đúng cấu trúc và thiết kế cần phải:

  • Sử dụng các vật liệu linh kiện có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có thời gian sử dụng bền bỉ bằng cách sử dụng các hàng chính hãng
  • Thường xuyên kiểm tra thay lõi và xả rửa vật liệu – châm vật liệu định kỳ
  • Gắn thêm bộ lọc ổn định chất lượng nước tùy theo công suất thiết kế để tăng độ ổn định chất lượng nước sử dụng
  • Gắn bộ lọc nước phù hợp với tính chất nguồn nước đang sử dụng và tìm hiểu công dụng của các loại vật liệu lọc nước.

Có nên lắp đặt hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình không?

Nhiều người vẫn đang phân vân không biết có nên đầu tư lắp đặt hệ thống lọc nước tổng cho gia đình mình hay không. Việc này thực sự mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc xử lý chất lượng nước uống của gia đình bạn, cụ thể:

Loại bỏ hiệu quả các cặn bẩn, tạp chất trong nước: Hầu hết các nguồn nước mà chúng ta đang sử dụng vẫn còn chứa rất nhiều cặn bẩn và tạp chất gây hại cho sức khỏe. Các cặn bẩn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Hệ thống lọc nước tổng sẽ xử lý triệt để vấn đề này và cho ra nguồn nước trong lành hơn.

Xử lý các hóa chất độc hại còn tồn tại trong nước: Các bộ lọc có chứa các thành phần như than hoạt tính, cát thạch anh… sẽ giúp khử trừ các kim loại nặng, hóa chất độc hại tồn tại trong nước và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Làm mềm nước và bảo vệ các thiết bị trong nhà: Các hạt trao đổi ion trong cột lọc cuối cùng sẽ giúp làm mềm nước, hạn chế tình trạng đóng cặn và ăn mòn các thiết bị nhà bếp như bình đun nước, máy lọc nước…

Để lại một bình luận

Facebook (24h/7)
Zalo (24h/7)
0904210508 (24h/7)
Home