Nước giếng khoan hiện nay đôi khi bị nhiễm phèn do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra những bất tiện cho cuộc sống thường ngày và ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Tuy nhiên, không có gì để lo lắng nếu nước nhà bạn có dấu hiệu nhiễm phèn, vì có rất nhiều cách lọc nước phèn giếng khoan đơn giản và hiệu quả. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp lọc nước phèn đơn giản và hiệu quả nhất hiện nay.
I. Hiểu rõ về nước nhiễm phèn
Phèn được tạo thành từ các anion sunfat SO42- và cation của 2 kim loại có hoá trị khác nhau, là các muối kép với cấu tạo tinh thể đồng hình 8 mặt. Hàm lượng anion sunfat trong nước quá cao sẽ khiến nguồn nước bị nhiễm phèn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước bị nhiễm phèn, bao gồm đặc tính thổ nhưỡng đất phèn và tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải nông nghiệp, công nghiệp, rác thải sinh hoạt…
II. Tác động của nước nhiễm phèn
Nước nhiễm phèn có mùi hôi, tanh, vị chua khó chịu do ion Fe2+ tan trong nước. Nó có màu đỏ nâu do ion Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ tạo kết tủa, làm cho quần áo bị ố vàng khô ráp dễ mục, sàn nhà và dụng cụ chứa đựng bị ố màu, đóng cặn và ăn mòn.
Nước bị nhiễm phèn sẽ lắng cặn gây gỉ sét, và với nguồn nước bị nhiễm phèn nặng dẫn tới tắc nghẽn trong đường ống dẫn nước. Nó cũng sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị. Ví dụ như mất hương vị trà, cơm nấu có màu xám.
Khi nước nhiễm phèn đi vào cơ thể, ion Fe2+ và Mn2+ kết hợp với các hợp chất trong bộ máy tiêu hóa sẽ làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, hình thành kết tủa gây khó tiêu, bệnh về đường ruột có thể là ung thư, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
III. Một số cách lọc nước nhiễm phèn hiệu quả
Nếu muốn loại bỏ những chất cặn bẩn, chất độc hại từ nguồn nước bị nhiễm phèn, bạn nên nắm những cách xử lý nước sinh hoạt hiệu quả nhất để có thể lọc nước phèn, làm sạch nguồn nước trước khi sử dụng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.
Dùng tro bếp lọc nước phèn
Đây là phương pháp đơn giản do tro bếp là vật liệu khá dễ tìm nếu bạn ở vùng nông thôn. Tác dụng của tro bếp là khử các hợp chất sắt không tan và làm cho nguồn nước trở nên sạch, trong hơn.
Các bước dùng tro bếp để khử phèn:
- Cho khoảng 5- 10 gram tro bếp vào nơi đựng nước cần khử phèn.
- Đợi 15- 20 phút cho phản ứng hóa học giữa các thành phần trong tro bếp và nước phèn xảy ra.
- Sau phản ứng, tro bếp và các chất phèn sẽ lắng xuống đáy.
- Lọc lấy phần nước sạch đã được khử phèn ở trên để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt.
Dùng vôi để xử lý nước nhiễm phèn
Sử dụng vôi cũng là một cách để lọc nước phèn, các bước tiến hành cũng tương tự như dùng tro bếp.
- Cho lượng vôi vừa đủ vào nước.
- Chờ 10 – 15 phút cho phản ứng hóa học xảy ra.
- Sau phản ứng vôi và các chất phèn sẽ lắng xuống đáy chậu.
- Chúng ta chỉ cần lấy phần nước sạch ở trên để sử dụng.
Quá trình lọc nước này diễn ra nhờ vào phản ứng hoá học giữa sắt và vôi. Ion OH- có trong vôi rất nhiều khi tiếp xúc với ion Fe2+ sẽ bắt đầu bị thuỷ phân thành Fe(OH)2. Hiện tượng kết tủa xuất hiện, oxy hoá khử của Fe(OH)2/Fe(OH)3 bị giảm xuống.Từ đó, Fe2+ dần chuyển hóa thành Fe3+. Fe(OH)3 sẽ biến thành bông cặn và lắng dưới bể, lúc này bạn đã có thể dễ dàng loại bỏ chúng khỏi nước.
Xây dựng bể lọc thô lọc phèn
Đây là cách để lọc nước phèn với dung tích lớn, sử dụng cho cả gia đình trong 1 khoảng thời gian nhất định. Bằng việc xây dựng bể lọc thô, bạn có thể giảm lượng phèn trong nước từ 60% đến 70%.
Để bể lọc thô hoạt động hiệu quả nhất, chúng ta nên lắp đặt theo đúng sơ đồ chỉ dẫn như sau:
- Lớp cuối cùng là đá và sỏi nhằm tạo một khoảng trống để gom nước.
- Lớp tiếp theo là đá thạch anh có khả năng lọc cặn.
- Tiếp đó là lớp than hoạt tính. Kích thước than hoạt tính càng nhỏ thì càng có hiệu quả lọc, khử mùi, màu cao.
- Trên cùng bộ lọc nước nhiễm phèn là cát để lọc sạch bụi bẩn, kim loại nặng.
Bên cạnh đó, nếu muốn tăng hiệu quả lọc phèn và độ pH của nước bạn có thể đổ thêm 1 lớp hạt nâng độ pH vào bể lọc.
Công đoạn lắp đặt khá đơn giản và dễ hiểu nhưng tuổi thọ của bộ lọc không cao, không sử dụng được dài lâu mà sau một thời gian sẽ phải thay các thành phần trong bể tiếp tục lọc nước.
Dùng hoá chất
Các hóa chất như clo, iot, thuốc tím hay ozone sẽ có độ oxy hóa cao, được dùng để khử Fe2+ (sắt) và phèn nhôm ra khỏi nước. Các đơn vị xử lý nước thải thường dùng hoá chất để hoà tan Fe3+ để tạo thành Fe(OH)3. Fe(OH)3 sẽ lắng đọng và dễ dàng loại bỏ khỏi nước.
Tuy nhiên cách lọc nước nhiễm phèn này thường sẽ cho nguồn nước đậm mùi hoá chất. Không kiểm soát tốt còn có thể gây dư thừa, ảnh hưởng sức khoẻ. Ngoài ra, mua phải hoá chất không đúng, kém chất lượng cũng tác động đến độ an toàn của nguồn nước.
Dùng máy lọc nước MYCO
Việc sử dụng 3 phương pháp ở trên tuy khá đơn giản, nguyên liệu dễ tìm nhưng lại khiến cho chúng ta tốn kém về mặt thời gian mà hiệu quả lọc nước cũng không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Chính vì vậy, để lọc nước phèn vừa sạch vừa hiệu quả thì chúng ta nên sử dụng máy lọc nước sạch phèn MYCO.
Thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều dòng máy lọc nước đến từ các thương hiệu khác nhau nhưng dòng máy lọc nước MYCO sẽ là giải pháp tối ưu nhất giải quyết tình trạng nhiễm phèn của nguồn nước tại ngôi nhà bạn.
Sử dụng cột lọc nước sinh hoạt gia đình MYCO- thương hiệu máy lọc nước phèn gia đình tối nhất, nước cặn bẩn, nước giếng khoan chất lượng cao sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho người dùng:
- Lọc sạch hoàn toàn nước nhiễm phèn, sắt, mangan, clo,… gây hại cho sức khỏe con người.
- Giữ lại 30% khoáng chất tự nhiên trong nước, có lợi cho sức khỏe và không có tình trạng bám cặn khi đun sô.
- Thiết kế nhỏ gọn, tinh tế, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.
- Giá thành hợp lý đi cùng chất lượng tuyệt vời.
- Tuổi thọ cao nên tiết kiệm chi phí thay thế.
VI/ Cách bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống lọc phèn
Hệ thống lọc phèn cũng như các loại máy lọc nước khác sau một thời gian sử dụng đều cần được làm sạch và bảo dưỡng đúng cách để đảm bảo hiệu suất lọc, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Dưới đây là một số cách bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống lọc phèn:
- Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra hệ thống lọc phèn định kỳ mỗi 2-3 tháng một lần. Kiểm tra xem có dấu hiệu rò rỉ nước ở các mối nối hay không, xem có dấu hiệu bẩn, ố hay không.
- Vệ sinh lọc phèn: Các cột lọc nên được vệ sinh ít nhất một lần mỗi năm. Cách vệ sinh là tháo ra từng phần, vệ sinh sạch các bộ phận, rồi lắp lại. Việc vệ sinh cần được thực hiện đúng cách, tránh làm hỏng các bộ phận.
- Thay thế lõi lọc: Lõi lọc cần được thay thế sau một thời gian sử dụng, thường là sau 6-12 tháng, tùy thuộc vào chất lượng nước đầu vào. Khi thấy dòng nước chảy yếu hoặc nước có dấu hiệu đục, mùi khác thường thì cần kiểm tra và thay thế lõi lọc.
- Sử dụng các sản phẩm chuyên dụng: Có các sản phẩm chuyên dụng giúp vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống lọc phèn, giúp loại bỏ các cặn bẩn và hóa chất ảnh hưởng đến hiệu suất lọc. Nhớ chỉ sử dụng các sản phẩm được khuyến nghị bởi nhà sản xuất.
- Gọi chuyên gia: Nếu không tự tin trong việc vệ sinh và bảo dưỡng hệ thống lọc phèn, bạn nên gọi chuyên gia đến kiểm tra và bảo dưỡng. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để đảm bảo hệ thống lọc hoạt động ổn định và hiệu quả.
VII/ Kết luận
Nước giếng khoan nhiễm phèn không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn gây ra các vấn đề về sức khỏe. Do đó, việc lọc phèn khỏi nước giếng khoan là vấn đề quan trọng cần được chú trọng.
Trên đây là một số phương pháp lọc nước nhiễm phèn từ giải pháp dân gian đến giải pháp công nghệ cao như sử dụng hệ thống lọc nước nhiễm phèn. Tùy vào điều kiện về kinh tế, không gian, tần suất sử dụng, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho gia đình mình.
Nếu như bạn không tự tin trong việc xử lý nước nhiễm phèn, hãy tìm đến các chuyên gia hoặc các công ty chuyên về lọc nước để được tư vấn và hỗ trợ một cách tốt nhất.